p/e là gì

P/E là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số P/E và những lưu ý

Rate this post

Nói đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng trong kinh tế, chắc hẳn các bạn đã nghe đến P/E nhưng bạn đã hiểu kỹ về nó hay chưa? Chắc chắn là chưa, bởi vẫn có rất nhiều người đặt câu hỏi P/E là gì? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc nội dung này trong bài viết. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn các bạn cách tính chỉ số P/E cùng những lưu ý cơ bản.

P/E là gì?

P/E là thuật ngữ được viết từ từ Price to Earning Ratio (PER), có nghĩa là hệ số giá dựa trên lợi nhuận của một cổ phiếu. Đây là chỉ số tài chính có tính chất quan trọng, nó dùng để đánh giá mối liên hệ của giá hiện tại một cổ phiếu với tỷ số thu nhập ở trên cổ phần. Điều này còn cho thấy, với giá của một cổ phiếu nhà đầu tư sẽ dám bỏ ra bao nhiêu tiền mua về trên thị trường chứng khoán.

p/e là gì

Chỉ số P/E có 2 dạng cơ bản gồm:

  • Trailing P/E: Đây là loại thu nhật 1 trước đấy, khi nói đến P/E thì người ta sẽ hiểu luôn đây là P/E Trailing
  • Forward PE (P/E dự phòng) đây là loại được dự báo về thu nhập trong 1 năm tiếp theo.

Ý nghĩa của chỉ số P/E vô cùng quan trọng, nó được dùng để có thể đánh giá được tình hình hoạt động trong một doanh nghiệp, nó có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc nhà đầu tư có quyết định đầu tư hay không. Thường để đánh giá, phân tích được các doanh nghiệp và đưa ra những so sánh nhất định thì các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số P/E. Chỉ số P/E thường sẽ dao động ở mức từ 5 đến 15.

Trong đó:

Nếu mà chỉ số P/E mà lớn hơn 20 thì: cổ phiếu của doanh nghiệp đó đang có định giá cao, doanh nghiệp đấy có tiềm năng về khả năng phát triển trong tương lai, dù có lợi nhuận ít nhưng chỉ ở tính tạm thời, doanh nghiệp nằm ở vùng đáy của chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu dựa vào chu kỳ.

Còn khi mà chỉ số P/E thấp thì: cổ phiếu của doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp, doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề (như là hoạt động kinh doanh, tài chính,…), công ty mới thu được những lợi nhuận có tính đột biến, doanh nghiệp đang ở vùng đỉnh của chu kỳ – cổ phiếu dựa theo chu kỳ.

Cách tính chỉ số P/E

Đã nắm rõ được khái niệm, ý nghĩa của chỉ số P/E, nếu muốn nắm được tỉ số P/E của một doanh nghiệp nào đấy thì bạn cần biết cách tính chỉ số. Muốn tính P/E các bạn thực hiện theo công thức sau.

cách tính p/e

P/E= giá của thị trường / thu nhập của mỗi cổ phiếu

Trong đấy

  • P (Market Price) là giá của thị trường ở thời điểm giao dịch
  • EPS (Earning Per Share) là thu nhập của mỗi cổ phiếu

Công thức EPS= (thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / tổng số cổ phiếu thường đang được lưu hành

Việc tính toán chỉ số P/E, sẽ dựa chính vào số lựu cổ phiếu lưu hành trong 1 năm. Nhờ vào đó, các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp mình đang chuẩn bị đầu tư vào, có đang tin cậy hay không.

Ví dụ
Công ty B có mức cổ phiếu đang được bán ở trên thị trường 160.000d, thu nhập mỗi cổ phiếu 8.000d. Theo đúng công thức thì P/E= 160.000/8.000=20

Điều này cho biết nhà đầu tư sẽ sẵn sàng bỏ ra 20 đồng với mỗi đồng lợi nhuận mà công ty B sẽ kiếm được trong thời gian 1 năm. Khi mà chỉ số P/E mà bằng 10 thì nhà đầu tư sẽ bỏ 1 đồng với 1 đồng lợi nhuận.

Những lưu ý khi tính toán chỉ số P/E

Mặc dù P/E được tính toán là dựa vào số liệu được tính trong thời gian 1 năm, nhưng vì lợi nhuận của một doanh nghiệp nó còn chịu tác dụng từ nhiều yếu tố khách quan khác, nên chuyện lên xuống vô cùng thất thường.

Vì thế, khi tính chỉ số P/E nó chỉ có tác dụng và đúng, nên áp dụng khi cùng ở trong một hoàn cảnh. Trong đấy, cần chú trọng đén những yếu tố sẽ làm ảnh hưởng đến P/E như là: khả năng cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, mức độ an toàn về tài chính, điều kiện vĩ mô (lãi suất, lạm phát), ngành nghề kinh doanh và tốc độ tăng trưởng.

Do đó, khi đưa ra quyết định về việc đầu tư thì các bạn cần phải xem xét về chỉ số P/E được tính trong nhiều năm, hoặc có những phân tích, đánh giá rồi so sánh một cách cẩn thận với những doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành. Nếu như các bạn nhận thấy điều kiện kinh doanh, khả năng tài chính và hoạt động vĩ mô mà như nhau, thì P/E có chỉ số càng thấp sẽ càng tốt cho đầu tư.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin để trả lời cho câu hỏi P/E là gì? Hy vọng rằng, qua nội dung đó các bạn đã đủ hiểu nắm rõ hơn về chỉ số này khi tìm hiểu về nó. Dù việc tính chỉ số P/E chỉ dựa vào số liệu trong vòng 1 năm, nhưng muốn biết về doanh nghiệp đó thì các bạn nên nắm rõ toàn bộ chỉ số trong nhiều năm, rồi đưa ra so sánh để giúp việc quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *