lạm phát là gì

Lạm phát là gì? Chỉ ra các nguyên nhân chính gây lạm phát

Rate this post

Nói đến tình hình kinh tế, trong sự phát triển thì chúng ta vẫn được nghe đến câu nói “kinh tế đang bị lạm phát”. Vậy thực tế, lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, bàn luận về vấn đề đó trong nội dung bài viết sau đây nhé các bạn.

Thông tin trả lời: Lạm phát là gì?

Nói đến nền kinh tế vĩ mô, thì lạm phát chính là mức độ tăng trưởng về giá cả thị trường một cách liên tục từ những cửa hàng, cũng như dịch vụ theo thời gian, từ đó làm cho đồng tiền bị mất đi giá trị của mình. Lúc này, với mức giá hàng hóa bị tăng lên cao thì giá trị của đồng tiền có thể mua được hàng hóa, dịch vụ đó cũng bị giảm đi nhiều so với trước đây, khi này thì lạm phát sẽ phản ánh một cách rõ ràng về giá trị của đồng tiền của một quốc gia so với tiền tệ ở những quốc gia khác.

lạm phát là gì

Lạm phát có mức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia, nó theo cả tính tiêu cực và tích cực.

Trong đó

  • Tác động tích cực: lạm phát có tác động tích cực là giúp giảm thiểu đi tình trạng thất nghiệp dựa vào mức giá cả trên thị trường có cứng nhắc. Nhưng thực tế, tác động này không nhiều.
  • Tác động tiêu cực: lạm phát sẽ làm cho khả năng gia tăng về chi phí của cơ hội tích trữ tiền hơn, nó cũng không đưa ra sự chắc chắn là giúp cho tình trạng lạm phát ở trong tương lai sẽ ngăn cản từ quyết định tiết kiệm, đầu tư. Ngoài ra, khi lạm phát có mức độ tăng trưởng nhanh, kéo theo tình trạng bị khan hiếm về hàng hóa lúc này người tiêu dùng sẽ bắt đầu có xuất hiện tình trạng lo lắng về mức giá cả bị tăng lên cao vào thời gian tới.

Có khá nhiều quan điểm về lạm phát được đưa ra, nhưng quan điểm nhận được sự đồng tình từ số đông chính mức độ duy trì liên tục ở lạm phát, ở trong thời kỳ nhất định bởi sự cung ứng của tiền diễn ra nhanh hơn so với tốc độ nền kinh tế phát triển.

Những nguyên gây ra tình trạng lạm phát

Bất cứ một sự việc, hiện tượng nào trong đời sống văn hóa – xã hội khi nó xuất hiện đều có nguyên nhân và với lạm phát cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản, gây ra tình trạng này các bạn nên nắm được, khi tìm hiểu về nó.

Lạm phát xuất hiện do cầu kéo: Thực tế là lúc trên thị trường mà có nhu cầu về một mặt hàng nào đấy tăng lên, nó cũng sẽ kéo theo mức độ tăng giá cả mặt hàng đấy tăng lên. Từ đây, những mặt hàng khác cũng bắt đầu có sự giao động về giá cả, từ đấy dẫn đến tình trạng phần lớn các loại hàng hóa ở trên thị trường bị tăng lên. Lúc này, lạm phát xuất hiện là vì sự tăng lên từ cầu (nhu cầu về tiêu dùng của thị trường tăng).

Lạm phát vì chi phí đẩy: Nguyên nhân của dẫn đến tình trạng lạm phát này là bởi chi phí ở những doanh nghiệp gồm có tiền lương, giá cả của nguyên liệu đầu vào, các loại máy móc, chi phí về bảo hiểm của công nhân và thuế,… Lúc này, nếu như giá cả của một hoặc vài yếu tố trong doanh nghiệp có tăng lên, thì chi phí cho hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp cũng sẽ tăng. Nhờ vào đó, sản phẩm tiêu thụ cũng cần có giá thành tăng theo để đảm bảo được lợi nhuận, từ đó mà mức giá chung ở nền kinh tế cũng tăng lên.

Lạm phát do cơ cấu: Một ngành kinh doanh mà có hiệu quả, kéo theo đó là mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp tăng dần về mức tiền công cho người lao động. Nhưng trái lại cũng có nhóm kinh doanh không có được hiệu quả như mong đợi, nhưng doanh nghiệp đấy vần phải đi theo xu thế và buộc phải tăng về tiền công với người lao động. Nhưng để có tiền tăng tiền công, thì doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả buộc phải tăng về giá thành của sản phẩm thì mới có thể đảm bảo được lợi nhuận, từ đó làm cho lạm phát xuất hiện.

Lạm phát vì cầu thay đổi: Nguyên nhân này xuất hiện khi mà thị trường có nhu cầu về tiêu thị hàng hóa này bị giảm đi, nhưng nhu cầu về mặt hàng khác thì tăng lên. Ví dụ như, có một mặt hàng trên thị trường có tính độc quyền, giá cả của nó thì cứng nhắc (chỉ được tăng chứ không giảm), thì mặt hàng mà cần giảm vẫn cứ giảm. Như vậy, mặt hàng mà lượng cầu tăng vẫn cứ tăng. Kéo theo tình trạng, mức giá chung vẫn cứ tăng lên và lạm phát từ đó mà xuất hiện.

Lạm phát từ xuất khẩu: Nếu như xuất khẩu tăng, thì tổng cầu cũng sẽ tăng lên cao hơn so với tổng cung (nghĩa là hàng hóa thị trường được tiêu thụ nhiều hơn so với mức cung cấp), thì sản phẩm sẽ thu gom lại để xuất khẩu như vậy làm cho lượng hàng hóa sẽ cung cho thị trường ở trong nước cũng bị giảm (hàng trong nước bị hụt), lúc đó làm cho tổng cung ở trong nước sẽ bị thấp hơn nhiều so với tổng cầu. Khi tổng cung với tổng cầu bị mất đi cân bằng, thì lạm phát sinh ra.

Lạm phát từ nhập khẩu: Nếu giá của hàng hóa được nhập khẩu mà tăng (tăng có thể từ thuế lúc nhập, cũng có thể do giá cả thế giới tăng) lúc này sản phẩm bán ra ở trong nước cũng sẽ phải tăng lên. Lúc này, mức giá chung sẽ bị giá nhập khẩu độn lên, dẫn đến đồng tiền bị mất giá và lạm phát từ đó mà xuất hiện.

Lạm phát tiền tệ: Khi mà lượng tiền trong nước tăng lên ví dụ như việc ngân hàng trung ương tiến hành mua ngoại tệ để giữ đồng tiền ở ở trong nước không bị mất đi giá so với ngoại tệ, hoặc là ngân hàng trung ương tiến hành mua công trái theo những yêu cầu từ nhà nước, lúc đầy làm cho đồng tiền được lưu thông cũng lên. Như vậy, làm phát cũng sẽ xảy ra.

lạm phát tiền tệ

Kết luận

Với những thông tin trong bài viết, các bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì rồi đúng không? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá nhiều, lạm phát xuất hiện mang lại những điều tiêu cực nhiều hơn là tích cực với nền kinh tế, đời sống văn hóa – xã hội. Vậy nên, các nước luôn cố gắng hạn chế tình trạng này và nếu có lạm phát thì nhanh chóng có biện pháp khắc phục nó ngay. Nền kinh tế Việt Nam, trong những năm trở lại đây đã và đang làm chủ lạm phát khá tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *