Khi nói về các hoạt động trong kinh doanh, chắc hẳn bạn đọc đã nghe đến thuật ngữ Offer rất nhiều và nó cũng không mấy xa lạ. Vậy nhưng thực tế thì Offer là gì? Nếu bạn đang muốn thực hiện một cuộc trao đổi Offer cần phải ghi nhớ những lưu ý nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết này, để có câu trả cho những thắc mắc đang đặt ra nhé các bạn.
Offer là gì ?
Offer mà từ ngữ trong tiếng Anh, ở mỗi lĩnh vực thì nó có một ý nghĩa khác và rất đa dạng. Nhưng khi nói đến Offer, người ta nhớ và nghĩ đến nó với ý nghĩa là lời đề nghị, có tính hợp tác giữa một người đề nghị với người nào đấy.
Còn trong hoạt động kinh doanh, Offer được hiểu với hàm ý rộng hơn là đàm phán, trả giá ở một thương vụ làm ăn và hợp tác ở các bên. Với Offer mục đích cuối cùng mà nó muốn đạt được, chính là hợp tác thành công, đi xa hơn nữa là có lợi nhuận từ đấy. Nói một cách ngắn gọn và đơn giản, Offer ở kinh doanh chính là kết quả thể hiện được quá trình mua, bán của các đối tác với nhau. Offer khác với quá trình mua bán thông dụng mà chúng ta vẫn nhìn thấy chính là có sự xuất hiện quá trình đàm phán, có quá trình tiến hành kiểm định cũng như văn bản để cam kết. Từ đó mới phát triển công việc làm ăn, cố gắng thu lợi nhuận.
Ở các hoạt động kinh doanh, Offer có một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó góp phần nhất định đến sự thành bại, kiếm được lợi nhuận từ công việc hợp tác làm ăn. Thường con người, công việc được lựa chọn để tiến hành Offer, phải là người có năng lực, có tài năng và có ý thức, khả năng đàm phán tốt. Để hiểu rõ hơn về những điều này, các bạn hãy cùng chúng tôi đến với nội dung tiếp theo của bài viết, với những lưu ý khi thực hiện một cuộc đàm phán Offer mà chúng tôi nêu ra sau đây.
2. Những lưu ý khi bạn thực hiện một cuộc Offer
Để thực hiện một cuộc đàm phán Offer và trả giá cho thương vụ làm ăn của mình có được kết quả tốt nhất, thì các bạn cần phải ghi nhớ một vài lưu ý cơ bản sau đây. Các bạn nhớ kỹ nhé, đây là những yêu cầu cơ bản đừng để vụt mất cơ hội, món “hời” lớn chỉ vì không nắm vững yêu cầu khi đi gặp gỡ khách hàng.
Khi đàm phán hãy giữ một thái độ, cử chỉ của cơ thể tích cực
Trong quá trình bạn gặp gỡ đối tác của mình, việc bạn duy trì được một thái độ, cử chỉ cơ thể tích cực chính là điểm cộng khiến cho đối tác của bạn có cảm tình, sẽ muốn trao đổi công việc luôn dù chưa biết yêu cầu của hai bên đưa ra như thế nào.
Vậy thái độ cần duy trì như thế nào? Thái độ niềm nở, thân mật, lạc quan và thoải mái có hướng tích cực. Hãy luôn tôn trọng đối phương của mình, dù bản thân bạn có trình độ giỏi hơn họ. Nếu bạn thể hiện thái độ như thế, thì chắc chắn đối tác của bạn cũng đã bị ấn tượng từ bạn ở ngay cái nhìn.
Tiếp đến, bạn có một thần thái ưa nhìn, một giọng nói dễ nghe và có cách trình bày những yêu cầu cho hoạt động kinh doanh hợp tác để họ hiểu nhanh hơn, rõ hơn. Thì chắc chắn đối tắc của bạn sẽ có thiện cảm dành cho bạn, từ đó quan tâm nhiều hơn về yêu cầu hợp tác công việc. Có thể ngay khi đang bàn luận, thì họ chưa đồng ý làm ăn cùng với bạn, nhưng khi về nhà là suy nghĩ lại những gì bạn nói, thái độ bạn thể hiện họ sẽ có một cái nhìn khác, sẽ sớm liên lạc cho bạn thể hiện quan điểm sau buổi gặp gỡ đó đấy.
Hãy là người làm việc có chữ tín
Để thể hiện ta là người làm việc có chữ tín, để họ tin tưởng vào bạn từ buổi đàm phán mà bạn thực hiện thì bạn nên đến buổi hẹn với đối tác ít nhất là đúng giờ, nhưng chúng tôi khuyên thật là bạn cần đến sớm hơn. Hãy ăn mặc sang trọng, phù hợp với hoàn cảnh và công việc để thể sự tôn trọng từ phía người nhìn.
Trong buổi đàm phán, nếu đối tác của bạn đưa ra các yêu cầu cơ bản của công việc, ngay lập tức bạn chưa thể giải đáp được và hẹn họ một lịch gửi email, văn bản đến họ. Thì ngay khi kết thúc buổi làm việc, đàm phán đó bạn cần thực hiện luôn để gửi đến họ những gì mình còn thiếu, theo đúng lịch hẹn hoặc sớm hơn. Điều này, giúp họ nhận ra bạn là người làm việc có nguyên tắc, chuyên nghiệp và tin tưởng hợp tác. Từ đấy bạn dễ dàng có được thành công, hợp tác lâu dài.
Biết lắng nghe
Trong quá trình đàm phán, yêu cầu cơ bản nhất mà cả bạn và đối tác cần phải có với nhau chính là biết lắng nghe. Hãy tập trung lắng nghe những yêu cầu từ đôi bên, tỉnh táo để có cân nhắc trong việc có nên lựa chọn, chấp nhận các yêu cầu đó hay không?
Việc biết lắng nghe, giúp cho các bạn theo dõi, quan sát kỹ hơn hành động, cử chỉ của đối tác. Từ đấy các bạn sẽ có được những cảm nhận đầu tiên, xem họ có thực sự thiện cảm với bên mình hay không? Như thế giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tốt hơn, trong việc có nên nhất thiết hợp tác với đối tác đấy.
Thực chất, biết lắng nghe nó không chỉ cần thiết, quan trọng ở Offer mà trong cuộc sống hằng ngày, việc rèn luyện đức tính này cũng là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Vì thế, các bạn đừng bỏ qua nhé, nếu như mình đi gặp đối tác, đàm phán có lợi.
Qúa trình đàm phán luôn bám sát theo chủ đề đã xác định
Trước khi bạn quyết định làm việc cùng với một ai đó, hợp tác cùng với một doanh nghiệp nào đấy thì bạn cần phải biết, hiểu được phần nào về người đấy, doanh nghiệp đấy. Để hiểu và nắm được những điều đấy, mỗi người sẽ có cách tiếp cận khác nhau nhưng điều nhận lại sẽ hữu ích cho họ.
Vì thế, trong quá trình thực hiện đàm phán Offer các bạn cần phải hiểu rõ mình cần nói gì? Làm gì trong cuộc trò chuyện đấy, cần nhận được những gì từ đối tác. Có hiểu rõ các vấn đề đó, các bạn mới dễ dàng làm việc hơn nhé.
3. Kết luận
Như vậy là chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc xong, nội dung thắc mắc Offer là gì? Cũng như những lưu ý cơ bản khi bạn thực hiện một cuộc đàm phán Offer muốn có kết quả cao rồi đó. Trong kinh doanh, thái độ khi thực hiện Offer vô cùng quan trọng, vậy nên các bạn cần phải thực sự nghiêm túc trong quá trình làm việc, gặp gỡ đối tác mình đó nhé. Chúc các bạn tự tin, luôn thành công mỗi khi đi Offer!