Asiad là gì? Những điều cần biết về Đại hội Thể thao Châu Á

Rate this post

Nếu như ai cũng biết Olympic là thế vận hội thể thao được tổ chức với quy mô lớn, hội tụ nhiều môn thi đấu khác nhau. Thì một số đại hội thể thao ở tầm nhỏ, cấp độ châu lục như Asiad thì chắc chắn không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy nên, trong bài viết hôm nay texasb-roll.com chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ Asiad là gì và lịch sử hình thành của đại hội thể thao này. Đừng bỏ lỡ nhé.

I. Asiad có nghĩa là gì?

Asiad là còn được gọi là Á vận hội

Asiad hay còn được gọi là Asian Game, đây là Đại hội thể thao Châu Á mang tầm cỡ châu lục được đông đảo người hâm mộ thể thao quan tâm. Sự kiện thể thao này được tổ chức 4 năm 1 lần với sự tham gia của các đoàn vận đồng viên các nước thuộc khu vực Châu Á. Giải thi đấu thể thao này do Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) tổ chức và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và được xem là sự kiện thể thao lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau thế vận hội Olympic.

II. Nguồn gốc, sự hình thành của Asiad

  • Để hiểu rõ Asiad là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về lịch sử hình thành của Đại hội thể thao Châu Á. Theo đó, tiền thân của Á vận hội là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông – đây là sự kiện thể thao nhỏ được tổ chức vào năm 1913, tại Philippines với mục đích là nhấn mạnh tinh thần đoàn kết và hợp tác của 3 quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines.
  • Sau đó, số lượng các nước Châu Á tham gia sự kiện thể thao này ngày càng tăng lên. Đến năm 1938, giải đấu bị hủy và ngừng tổ chức do Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc cũng như ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 ở khu vực Thái Bình Dương.
  • Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, một số nước ở khu vực Châu Á đã giành được độc lập muốn có sân chơi thể thao để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 3 năm 1948, khi Olympic được tổ chức tại Vương quốc Anh thì đại diện của IOC Ấn Độ đã đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự về việc tổ chức Đại hội thể thao châu Á. Thế là họ đã cùng thỏa thuận và thành lập Liên đoàn điền kinh Châu Á.
  • Đến tháng 2 năm 1949, Liên đoàn đại hội Thể thao châu Á được thành lập và thống nhất sẽ tổ chức 4 năm 1 lần tại các quốc gia khác nhau.
  • Kì Asiad đầu tiên đã được tổ chức tại Ấn Độ năm 1951 với 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia tham dự.
Kỳ Asiad năm 1982 đánh dấu sự trở lại của đoàn thể thao Việt Nam
  • Tuy nhiên, đến Asiad năm 1964 tại Philippines thì quy mô của đại hội đã được nâng lên một bước với sự tham gia thêm của 8 quốc gia.
  • Năm 1958, Asiad được tổ chức ở Nhật Bản với sự tham gia của 1422 vận động viên cùng tranh tài trong 13 môn thể thao. Đây cũng là kỳ Asiad đầu tiên có lễ rước đuốc.
  • Năm 1962, Indonesia là quốc gia đăng cai Asiad nhưng họ phản đối sự tham gia của Đài Loan và Israel, dẫn đến những bất đồng trong nội bộ. Bất chấp sự đe dọa từ IOC, Asiad vẫn được diễn ra tại Indonesia.
  • Năm 1966, kỳ Asiad này được xem là đại hội thành công rực rỡ khi được tổ chức tại Thái Lan.
  • Năm 1970, Hàn Quốc đã phải hủy kế hoạch tổ chức Asiad do mối đe dọa an ninh từ phía Triều Tiên. Vì thế, Thái Lan lại tỏ chức đại hội cho dù họ đã từng là chủ nhà Asiad trước đó. Điều đáng chú ý nhất là kỳ đại hội này lại sử dụng kinh phí từ phía Hàn Quốc.
  • Năm 1974, Iran là quốc gia đăng cai Asiad. Lúc này con số quốc gia tham dự đã lên đến 25.
  • Năm 1978, một lần nữa Asiad lại được tổ chức tại Thái Lan.
  • Tháng 11 năm 1981, Ủy ban Olympic Quốc gia đã quyết định tái cơ cấu Liên đoàn Đại hội Thể thao Châu Á với tên gọi là Hội đồng Olympic châu Á.
  • Năm 1982, Ấn Đã lên kế hoạch tổ chức và giữ nguyên lịch hoạt động của Đại hội Thể thao châu Á. New Delhi lần thứ 2 đứng ra đăng cai tổ chức Asiad. Lần này có đến 33 quốc gia tham dự với tổng số vận động viên là 4.500. Đây cũng là kỳ Asiad có sự tham gia trở lại của các vận động viên Việt Nam.
  • Năm 1986, Hàn Quốc đăng cai Asiad. Kỳ Á hội này Đài Loan đã được tham gia nhưng phải sử dụng tên gọi là Trung Hoa Đài Bắc.
  • Năm 1990, Asiad được tổ chức tại Trung Quốc và vị trí nhất toàn đoàn đã thuộc về nước chủ nhà.
  • Năm 1994, Asiad lần đầu tiên không được tổ chức tại thủ đô. Kỳ Đại hội thể thao châu Á được tổ chức tại Hiroshima, Nhật Bản.
  • Năm 1988, Thái Lan lần thứ 4 đăng cai tổ chức Asiad.
asiad-la-gi-7
Năm 2022, Asiad được tổ chức tại Trung Quốc
  • Năm 2022, Asiad được tổ chức tại Hàn Quốc với nhiều kỷ lục thế giới được thiết lập. Kỳ đại hội thể thao này cũng ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.
  • Năm 2006, Asiad được tổ chức tại Qatar.
  • Năm 2010, Trung Quốc lần thứ 2 đăng cai tổ chức Asiad, lần này địa điểm là Quảng Châu.
  • Năm 2014, Đại hội Thể Thao Châu Á được tổ chức tại Incheon, Hàn Quốc.
  • Năm 2018, Asiad được tổ chức tại Indonesia.
  • Năm 2022, Asiad sẽ được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất thì Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố hoãn đại hội này do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
  • Như vậy, tính đến nay Thái Lan chính là quốc gia tổ chức Asiad nhiều nhất với tổng số 4 lần. Xếp thứ 2 là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

III. Những môn thể thao độc đáo được tổ chức tại Asiad

Asiad có những môn thể thao lạ

Hàng năm Asiad được tổ chức với hơn 40 môn thể thao và gần 10 môn không nằm trong hệ thống các môn thi của Olympic. Những môn thi đấu này sẽ mang đặc trưng truyền thống của quốc gia tổ chức, của khu vực nên còn khá lạ lẫm với thế giới như đánh bài, đua moto nước, thể thao điện tử… Một số môn thể thao mà ít người biết đến nhất trong các kỳ Asiad gồm:

  • Đánh bài là môn thể thao khá giống với bài tá lả của Việt Nam nhưng có luật chơi phức tạp hơn, đặc biệt là vận động viên không bị giới hạn về độ tuổi khi thi đấu.
  • Kabaddi là môn thể thao có nhiều nét tương đồng với trò chơi dân gian cướp cờ của người Việt. Môn thể thao này đòi hỏi vận động viên phải to khỏe và nhanh nhẹn. Theo đó, mỗi trận đấu sẽ có 14 người và được chia thành hai đội.  Một cầu thủ của đội này sẽ xâm nhập sang phần sân của đội bên kia và chạm vào một hoặc nhiều cầu thủ của đội đối phương nhất có thể rồi chạy thật nhanh về phần sân của mình. Ở phía ngược lại, các cầu thủ bị chạm vào phải bắt giữ không cho cầu thủ đối phương có cơ hội chạy về sân nhà. Cầu thủ tấn công chỉ có 30 giây để chạm vào đội phòng ngự rồi rút về nếu không sẽ bị thua. Hai bên cứ luân phiên nhau tấn công và phòng thủ.
  • Kurash là môn võ cổ có nguồn gốc từ Uzbekistan. Môn thể thao này có lối đánh gần giống với Judo và vật, nhưng không có nhiều đòn thế và ít nguy hiểm hơn.

Với những thông tin tổng hợp trên đây chắc hẳn bạn đã biết được Asiad là gì cũng như lịch sử hình thành, sự phát triển của Á vận hội. Đây được xem là cơ hội để vận động viên các nước trong khu vực tranh tài và đưa tên tuổi vươn xa trên trường quốc tế. Chúc cho đoàn thể thao Việt Nam sẽ đạt thành tích cao trong kỳ Asiad sắp tới. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *